Hôn nhân là một vấn đề đại sự của con người. Khi bạn quyết định bước vào cuộc sống hôn nhân, các cặp đôi cần tìm hiểu những thủ tục để chuẩn bị đám cưới của mình một cách trọn vẹn nhất. Sau đây, topbinhduong giới thiệu tới bạn đọc các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam mà các cặp đôi cần biết nhé!
Mục lục
1. Các Thủ Tục Cưới Hỏi Ở Miền Nam – Các Thủ Tục Cưới Hỏi Của Việt Nam
Về cơ bản, phong tục cưới hỏi ở miền Nam mang nhiều nét trong các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Phong tục đám cưới miền Nam cũng diễn ra với ba lễ quan trọng: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.Tuy nhiên, người miền Nam thường có lối sống phóng khoáng nên hơn các thủ tục cưới hỏi diễn ra cũng đơn giản hơn.
Lễ dạm ngõ (chạm ngõ)
Lễ dạm ngõ ở miền Nam cũng khá tương tự với các miền kháccủa Việt Nam. Lễ dạm ngõ của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Lễ vật trong lễ dạm ngõ của người miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả. Người tham dự trong lễ dạm ngõ ngoài cha mẹ chú rể còn có chú bác, những bậc trưởng bối trong dòng họ.
Lễ ăn hỏi
Theo các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam, lễ ăn hỏi vô cùng quan trọng trong chuẩn bị và tổ chức. Những lễ vật trong các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam cần có gồm: mâm trầu cau, mâm quả trà, rượu và nến, xôi gấc. Ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm mâm bánh phu thê, mâm hoa quả,… Đặc biệt là khay trà rượu và phong bì lễ cưới. Mâm quả đám hỏi miền Nam thường theo số chẵn gồm 4 đến 10,12 mâm lễ. Số lượng này sẽ tùy thuộc vào từng gia đình
Lễ cưới
Theo các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam, trong ngày cưới đoàn nhà trai gồm các bậc trưởng bối đại diện sẽ đến nhà gái. Mục đích là để đón cô dâu theo giờ đẹp đã định sẵn. Theo truyền thống, cô dâu vẫn ngồi trong phòng kín trước khi cha hoặc mẹ cô dâu dắt ra. Để ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể.
Sau khi làm lễ gia tiên, cha mẹ, người thân của cô dâu sẽ trao quà làm vốn cho đôi vợ chồng trẻ. Bên cạnh đó là những lời gửi gắm, dặn dò cho cuộc sống về sau. Sau khi hoàn thành các thủ tục xin dâu tại nhà gái. Nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về.
Sau khi hoàn thành lễ nghi của các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Tùy điều kiện từng gia đình mà tiệc cưới đãi bạn bè có thể được tổ chức tại nhà hay ở khách sạn. Việc mời khách đến ăn uống, chúc mừng gia đình 2 bên thường diễn ra sau. Hoặc ngay trong lễ cưới để nhận lời chúc phúc của người thân và bạn bè.
2. Các Thủ Tục Cưới Hỏi Ở Miền Trung – Một Trong Những Thủ Tục Cưới Hỏi Của Việt Nam
Phong tục cưới hỏi miền Trung cũng thường được thực hiện đơn giản, không câu nệ vật chất nên việc cưới hỏi không tốn kém quá nhiều. Tuy nhiên, họ rất coi trọng về các nghi thức trong lễ cưới. Phong tục cưới hỏi người miền Trung cũng đầy đủ 3 lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Nếu đường sá xa xôi, đám hỏi cũng có thể gộp chung với đám cưới.
Lễ dạm ngõ (chạm ngõ)
Đối với lễ dạm hỏi theo các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam tại miền Trung, đó phải là một ngày giờ lành tháng tốt, được xem kỹ càng. Lễ dạm ngõ có thể xem là là buổi nói chuyện của hai gia đình. Những thủ tục cần thiết cần được chuẩn bị kĩ càng để lễ dạm ngõ diễn ra ý nghĩa nhất. Cha mẹ đàn trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin. Sau đó hai bên gia đình xem ngày lành, tháng tốt để làm ngày cưới cho hai bạn trẻ.
Lễ ăn hỏi
Cũng như các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Lễ ăn hỏi được xem như là một phần không thể thiếu. Nghi thức ăn hỏi của người miền Trung khá nặng về nghi lễ. Nhưng lại vô cùng đơn giản về vật chất. Các lễ vật cần có gồm: mâm quả trầu cau và đôi rượu, mâm quả trà. Ngoài ra còn có phong bì tiền và vàng, bánh kem đính hôn, nem chả. Đặc biệt là mâm ngũ quả.
Lễ cưới
Trong nước nói chung và miền Trung nói riêng, lễ cưới được xem là quan trọng nhất. Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu sẽ mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để làm lễ xin dâu. Sính lễ đi kèm vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Trong nghi thức cưới hỏi của người Miền Trung mọi việc diễn ra rất nhẹ nhàng, không quá ồn ào. Sau đó đoàn đưa dâu của nhà gái cùng cô dâu sang nhà trai làm lễ.
Ngoài ra, tùy điều kiện từng gia đình mà tiệc cưới có thể được tổ chức tại nhà hay ở khách sạn. Việc mời khách đến ăn uống, chúc mừng gia đình 2 bên thường diễn ra trước lễ cưới 1 ngày. Tiệc tại 2 bên gia đình thường là tiệc mặn và chú rể phải có mặt trong ngày nhà gái mời khách.
3. Các Thủ Tục Cưới Hỏi Ở Miền Bắc – Thủ Tục Cưới Hỏi Kỹ Lưỡng Tại Việt Nam
Theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội thì các thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên,các nghi lễ vẫn được giữ đến tận bây giờ, đó là: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu, lễ lại mặt.
Lễ dạm ngõ (chạm ngõ)
Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng. Chúng ta không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Trước khi làm lễ dạm ngõ thì nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt sang nhà gái thưa chuyện. Cũng như xin phép gia đình nhà gái để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu.
Những thủ tục và lễ vật trong lễ dạm ngõ khá đơn giản với sự tham gia của gia đình hai bên. Tuy nhiên, lễ vật nhất thiết phải có trong lễ dạm ngõ là, chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất cả phải là số lượng chẵn. Lễ chạm ngõ là bước đi đầu tiên để tiến tới chuyện hôn nhân, người con gái lúc này xem như có được bến đỗ của đời mình.
Lễ ăn hỏi
Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi là lễ chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái. Ngày nay lễ ăn hỏi sẽ bao gồm lễ xin cưới và nạp tài. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Tùy từng gia đình mà tráp ăn hỏi ở đây có thể là: 5, 7, 9, 11 nhưng bắt buộc phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2.
Đồ lễ ăn hỏi trong mỗi tráp bắt buộc phải có mâm xôi, lợn quay, bánh cốm,… Ngoài ra còn có bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá. Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên. Và giữ lại một ít để mời cưới. Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền. Số phong bì này dành cho nhà nội cô dâu, nhà ngoại cô dâu và thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu hai bên gia đình.
Lễ cưới (Lễ đón dâu)
Phần không thể thiếu trong các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam là lễ cưới. Sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà 2 bên gia đình đã lựa chọn. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà.
Thủ tục đám cưới theo các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Nhà trai sẽ có một mâm lễ và phong bì tiền mặt. Phần tiền dẫn cưới này thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai và mong muốn góp một phần chi phí cho lễ cưới. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng.
Trên đây là các thủ tục cưới hỏi ba miền mà topbinhduong đã tổng hợp giúp bạn. Hi vọng có thể giúp bạn có thêm thông tin về các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam. Chúc các bạn sẽ chuẩn bị tốt cho ngày trọng đại của mình nhé!